DANH MỤC SẢN PHẨM

Điện trở cách điện là gì ?Các phương pháp đo điện trở cách điện?

Hải
Th 4 13/03/2024
Nội dung bài viết

Điện trở cách điện và các phương pháp đo điện trở cách điện

1. Khái Niệm

  • Điện trở cách điện là giá trị điện trở đo được của vật liệu cách điện được đo bằng đơn vị ohm (Ω).. Mỗi vật liệu cách điện có giá trị điện trở riêng, thể hiện khả năng ngăn cách điện. Giá trị này càng cao, chứng tỏ khả năng cách điện càng tốt và ngược lại.

  • Để đo điện trở cách điện, người ta sử dụng đồng hồ đo điện trở cách điện (hay còn gọi là đồng hồ megomet, megohmmeter, insulation tester). Vì điện trở cách điện có giá trị rất lớn, nguyên tắc hoạt động của đồng hồ megomet là sử dụng dòng điện có giá trị điện áp cũng rất lớn (giá trị 100, 250, 500, 1000, 2500, 5000 hoặc thậm chí 10000V). Từ đó, đo điện trở của vật liệu cách điện (giá trị được đo bằng đơn vị n kΩ, MΩ, GΩ và thậm chí TΩ với một số dòng máy).

2. Ứng dụng của đo điện trở cách điện

  • Kiểm tra thiết bị điện: Đo điện trở cách điện giúp kiểm tra tính cách điện của các thiết bị như motor, máy biến áp, dây cáp, tủ điện, và hệ thống điện khác giúp đảm bảo an toàn điện, tránh tình trạng chập, cháy điện, phóng điện cục bộ....,

  • Sửa chữa và bảo trì: Đo điện trở cách điện hỗ trợ trong việc sửa chữa và bảo trì thiết bị điện

  • Nghiệm thu công trình: Đánh giá cách điện của các công trình, máy móc, máy biến áp, động cơ...,

  • Phát hiện các dấu hiệu của sự cố phóng điện cục bộ trong hệ thống điện ...

3. Tiêu chuẩn và quy định về điện trở cách điện

  • Tiêu chuẩn điện trở cách điện thiết bị được quy định trong các tài liệu như TCVN 6748-1, TCVN 4747-89, và TCVN QTD-5:2008/BCT.

  • Điện áp đo phụ thuộc vào điện áp định mức của thiết bị:

    • Điện áp định mức < 600V: Áp đo = 500V DC.

    • Điện áp định mức 600V – 7000V: Áp đo = 1000V DC.

    • Điện áp định mức > 7000V: Áp đo = 2500V DC.

Đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ đo Megomet Kyoritsu chính hãng ...

4. Các phương pháp đo điện trở cách điện

Có một số phương pháp đo điện trở cách điện:

  1. Phương pháp ghi tại chỗ (spot-reading test): Đây là phương pháp đo đầu tiên tương đối đơn giản. Kết nối đồng hồ megomet thẳng với thiết bị cần kiểm tra để đọc giá trị điện trở cách điện.

  2. Phương pháp time-resistance: Đo theo thời gian để xác định giá trị điện trở cách điện. Đo tại các mức điện áp khác nhau để kiểm tra khả năng cách điện của vật liệu.

  3. Phương pháp đo tăng điện áp (Step Voltage): Áp dụng điện áp gia tăng từng bước để đo giá trị điện trở cách điện.

Những thiết bị và hệ thống cần thường xuyên đo đạc và kiểm tra điện trở cách điện để đảm bảo an toàn và tránh sự cố điện. Hiểu về các giá trị tiêu chuẩn và phương pháp đo lường sẽ giúp bạn duy trì hệ thống thiết bị hoạt động trơn tru và tránh những sự cố sau này

 

Nội dung bài viết