DANH MỤC SẢN PHẨM

Ampe Kìm hoạt động như thế nào? Cách lựa chọn loại Ampe Kìm phù hợp nhất ?

Hải
Th 3 07/05/2024
Nội dung bài viết

1. Khái Niệm Ampe Kìm

Ampe Kìm, hay còn gọi là Clamp Meter, là một thiết bị đo lường chuyên dụng được sử dụng để đo dòng điện mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hay ngắt mạch điện từ đó đảm bảo tính liên tục cho toàn mạng điện cũng như an toàn cho người vận hành. Các Ampe kìm hiện nay có khả năng đo dòng điện từ 100mA đến 2000A một cách nhanh chóng và chính xác, dải đo rộng cũng là một ưu điểm của Ampe Kìm so với các đồng hồ vạn năng hiện nay.

Clamp meter

2. Nguyên Lý Hoạt Động 

Ampe Kìm hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi dòng điện chạy qua dây dẫn, nó tạo ra một trường từ xung quanh dây.Từ trường này sẽ được móc vòng qua ngàm kẹp (Cấu tạo từ các lá thép từ tính) tới cuộn dây (Hình bên dưới), từ đó tạo ra một dòng điện cảm ứng. Ampe Kìm sử dụng cảm biến dòng điện Ampe meter và các IC khuếch đại thuật toán để đo lường từ đó tính toán và hiển thị cường độ dòng điện lên màn hình LCD.

What Is A Clamp Meter? Working, Construction, Diagram, 51% OFF

3. Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn Ampe Kìm

3.1. Dải Đo: Chọn Ampe kìm có dải đo phù hợp với nhu cầu sử dụng, sao cho dải đo lớn nhất của Ampe kìm phải lớn hơn giá trị dòng điện cần đo.

3.2. Chuẩn Đo Lường: Việc lựa chọn thiết bị Ampe Kìm có chuẩn đo lường nào phụ thuộc vào điều kiện, ứng dụng cụ thể để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 có 4 chuẩn đo lường như sau:

             + Chuẩn đo lường CAT I: Thiết bị sử dụng để đo lường hệ thống vi mạch, linh kiện điện tử, nguồn một chiều

             + Chuẩn đo lường CAT II: Thiết bị được sử dụng để đo lường trong hệ thống điện dân dụng trong nhà, điện 1 pha 220V

             + Chuẩn đo lường CAT III: Thiết bị có thể sử dụng để đo lường trong các hệ thống điện công nghiệp, nhà máy, điện 3 pha 380V

             + Chuẩn đo lường CAT IV: Là chuẩn đo lường cao nhất, Thiết bị có khả năng đảm bảo an toàn khi đo lường tại các hệ thống điện ngoài trời, trạm biến áp...,

3.3. True RMS: Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất để lựa chọn Ampe Kìm đối với các ứng dụng cần đo dòng điện xoay chiều, đặc biệt khi cần đo các dạng sóng không sin như: Xung vuông, tam giác, xung răng cưa...  nên chọn ampe kìm có khả năng đo True RMS để có kết quả đo chính xác nhất.

Một số dòng Ampe Kìm có khả  năng đo True RMS:

Ampe Kìm Sonel CMP - 402 (400A, 1000V)

Ampe kìm KYORITSU 2200R

Ampe kìm YOKOGAWA CL120 (AC 200A; True RMS)

3.4. Cấp Bảo Vệ: Lựa chọn ampe kìm có cấp bảo vệ cao để đảm bảo an toàn khi sử dụng trong môi trường làm việc có điều kiện khắc nghiệt hoặc nguy hiểm. Cấp bảo vệ IP, viết tắt của “Ingress Protection”, là một hệ thống phân loại quốc tế cho độ kín và khả năng chống xâm nhập của vật rắn và chất lỏng vào thiết bị điện. Mỗi mã IP được theo sau bởi hai chữ số: chữ số đầu tiên chỉ mức độ chống xâm nhập của vật rắn (như bụi và cát), và chữ số thứ hai chỉ mức độ chống thấm nước. 

Ví dụ, mã IP67 có nghĩa là thiết bị có khả năng chống bụi hoàn toàn (số 6) và có thể chịu được ngâm trong nước ở độ sâu nhất định trong thời gian ngắn (số 7)

3.5. Chức Năng Đo Đặc Biệt: Tùy thuộc vào ứng dụng đo lường mà người sử dụng cần lựa chọn những Ampe kìm có chức năng đo đặc biệt như đo nhiệt độ, điện trở, tần số, và thông mạch, Việc có thêm những tính năng mở rộngcó thể làm tăng giá thành của sản phẩm.

+ Một số dòng Ampe Kìm nhiệt độ: Ampe Kìm Sonel CMP - 1010 (1000A, 1000V)Ampe kìm KYORITSU 2608A (300A), Ampe Kìm Sonel CMP - 402 (400A, 1000V)

+ Các dòng Ampe Kìm khác tại KVTech

Nội dung bài viết